Ngay sau khi tái lập, Hà Nam xác định phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp là hướng đi chính để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Trước khi Hà Nam hình thành các khu công nghiệp, ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm với quy mô nhỏ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề. Năm 2002, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng mới chỉ chiếm 33,8% giá trị sản xuất toàn tỉnh.
Để hiện thực hóa chủ trương này, năm 2003, tỉnh Hà Nam đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập khu công nghiệp Đồng Văn I quy mô 138 ha. Từ mốc lịch sử này, các khu công nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt những thành tựu ấn tượng trên nhiều mặt.
Sau 15 năm kể từ khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp đầu tiên, đến nay Hà Nam đã quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp, trong đó có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Đồng Văn I, diện tích 221,2ha; Khu công nghiệp Đồng Văn II, diện tích 320 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn III giai đoạn I là 131 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn IV, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Hòa Mạc, diện tích 131 ha và Khu công nghiệp Châu Sơn 325,1ha.
Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đều được đầu tư hạ tầng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay, các khu công nghiệp Hà Nam trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Từ đây, thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh, vươn lên trong top 10 tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất. Tính đến hết tháng 10/2016, các khu công nghiệp đã thu hút thêm được 25 dự án FDI và 7 dự án trong nước, 30 dự án tăng vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng 690 triệu USD và 5.900 tỷ đồng.
Hầu hết các dự án đầu tư, sau khi được cấp phép, đều được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động theo đúng tiến độ. Từ đó, giải quyết việc làm ổn định cho gần 50.000 lao động, thu nhập từ 4,5 - 5,0 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm gián tiếp cho hàng chục ngàn lao động. Các doanh nghiệp đều tăng trưởng nhanh, bình quân đạt trên 20%. Cùng với đó, giá trị xuất khẩu tăng liên tục và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, năm 2015 đạt 878 triệu USD, chiếm 84,1% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Từ đây, đã huy động được một lượng vốn đầu tư đáng kể của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Hà Nam. Qua thực tiễn phát triển khu công nghiệp, một số bài học kinh nghiệm cơ bản đã được đúc kết.
Đó là sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp cùng với chính sách thỏa đáng, hợp lý, sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải tỏa, tạo điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, quy hoạch khu đô thị đồng văn 2 phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng, có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, gắn với sự phát triển hệ thống giao thông trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, các hạ tầng kỹ thuật cùng nguồn lao động. Đồng thời, việc lựa chọn chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và thu hút đầu tư …
Tiếp đó, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, đổi mới cải cách hành chính; sự thống nhất thực hiện của các sở ban ngành, nhất là kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Xây dựng khu công nghiệp phải thống nhất giữa mục tiêu đặt ra và chính sách thực hiện. Cùng với tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trên tinh thần “tỉnh cần nhà đầu tư trước …”. Tiếp đó, kết hợp giữa tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư chung với việc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư. Phối kết hợp với các trung tâm tư vấn trong và ngoài nước để thu hút đầu tư.
Những bài học trên sẽ là hành trang để Hà Nam thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm 55% giá trị sản xuất, phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp là mũi nhọn, động lực chính trong phát triển công nghiệp của tỉnh.
Để hiện thực hóa chủ trương này, năm 2003, tỉnh Hà Nam đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập khu công nghiệp Đồng Văn I quy mô 138 ha. Từ mốc lịch sử này, các khu công nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt những thành tựu ấn tượng trên nhiều mặt.
Sau 15 năm kể từ khi đầu tư xây dựng khu công nghiệp đầu tiên, đến nay Hà Nam đã quy hoạch phát triển 8 khu công nghiệp, trong đó có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, gồm: Khu công nghiệp Đồng Văn I, diện tích 221,2ha; Khu công nghiệp Đồng Văn II, diện tích 320 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn III giai đoạn I là 131 ha; Khu công nghiệp Đồng Văn IV, diện tích 300 ha; Khu công nghiệp Hòa Mạc, diện tích 131 ha và Khu công nghiệp Châu Sơn 325,1ha.
Dây chuyền lắp ráp xe máy của Công ty Honda tại Khu công nghiệp Đồng Văn II. |
Hầu hết các dự án đầu tư, sau khi được cấp phép, đều được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động theo đúng tiến độ. Từ đó, giải quyết việc làm ổn định cho gần 50.000 lao động, thu nhập từ 4,5 - 5,0 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm gián tiếp cho hàng chục ngàn lao động. Các doanh nghiệp đều tăng trưởng nhanh, bình quân đạt trên 20%. Cùng với đó, giá trị xuất khẩu tăng liên tục và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, năm 2015 đạt 878 triệu USD, chiếm 84,1% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Từ đây, đã huy động được một lượng vốn đầu tư đáng kể của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Hà Nam. Qua thực tiễn phát triển khu công nghiệp, một số bài học kinh nghiệm cơ bản đã được đúc kết.
Đó là sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình quy hoạch, xây dựng khu công nghiệp cùng với chính sách thỏa đáng, hợp lý, sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải tỏa, tạo điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, quy hoạch khu đô thị đồng văn 2 phải dựa trên lợi thế so sánh của vùng, có vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, gắn với sự phát triển hệ thống giao thông trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, các hạ tầng kỹ thuật cùng nguồn lao động. Đồng thời, việc lựa chọn chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải có năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý và thu hút đầu tư …
Tiếp đó, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, đổi mới cải cách hành chính; sự thống nhất thực hiện của các sở ban ngành, nhất là kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Xây dựng khu công nghiệp phải thống nhất giữa mục tiêu đặt ra và chính sách thực hiện. Cùng với tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trên tinh thần “tỉnh cần nhà đầu tư trước …”. Tiếp đó, kết hợp giữa tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư chung với việc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư. Phối kết hợp với các trung tâm tư vấn trong và ngoài nước để thu hút đầu tư.
Những bài học trên sẽ là hành trang để Hà Nam thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm 55% giá trị sản xuất, phát triển công nghiệp trong các khu công nghiệp là mũi nhọn, động lực chính trong phát triển công nghiệp của tỉnh.
Không có nhận xét nào: